Hỗ Trợ Sản Phẩm Sơn và Chống Thấm KOVA
1/ Tại sao sơn cao cấp khó thi công?
Do độ keo cao nên khi thi công sẽ lâu khô, màng sơn liên kết chặt. Sơn
chất lượng thấp nhiều bột, mềm, nhẹ, mau khô và dễ thi công hơn.
2/ Tại sao sơn cao cấp lại nhẹ?
Sơn chất lượng thấp sẽ có tỉ lệ bột nhiều hơn nên sẽ nặng hơn so với sơn trung cấp và cao cấp, với hàm lượng keo trên tỷ trọng cao. Tuy nhiên hàm lượng keo càng nhiều thì keo dễ bị lắng nên hạn sử dụng của sơn cao cấp thường ngắn hơn (trong vòng 2 năm).
3/ Tại sao sơn cao cấp độ phủ thấp hơn sơn thường?
Sơn cao cấp gồm thành phần bột đá (quyết định độ phủ) và bột titandioxit (quyết định độ che phủ).
4/ Cấu tạo của sơn gồm những thành phần nào?
Keo (rasin)
Tinh màu
Phụ gia (hệ rasin)
Chất độn (bột đá)
Chất pha loãng (chính là xăng đối với gốc dung môi và nước đồi với sơn hệ nước)
Kova chỉ tập trung phát triển sản phẩm hệ nước, loại bỏ hoàn toàn gốc dung môi để bảo vệ sức khỏe của người thi công, người tiêu dùng và môi trường.
5/ Tất cả các dòng sơn phủ của KOVA đều tích hợp khả năng chống thấm, vậy tại sao vẫn phải chống thấm tường đứng?
Do cơ chế chống thấm của chất chống thấm và sơn phủ khác nhau:
Với chất chống thấm đặc chủng: theo cơ chế thẩm thấu vào mao quản xi măng, bít lỗ xi măng từ bên trong, liên kết bền vững với vữa bê tông tới 20 năm, chịu độ va đập và co dãn cao.
6/ Tại sao thi công sơn lót chỉ cần 1 lớp trong khi tất cả các loại khác đều cần 2 lớp?
Đây là điều kiện tối thiểu cần thiết của lớp lót là sơn 1 lớp, để đạt được hiệu quả ở mức nhà máy đưa ra. Nếu sơn nhiều lớp hơn thì càng tốt, nâng cao khả năng bảo vệ lên.
Đối với sơn phủ, tối thiểu phải thi công 2 lớp:
Độ dày trung bình của màng sơn phủ để có màu đạt độ che phủ và bảo vệ tốt tối thiểu phải ở khoàng 125-150 micronm
Nếu thi công bằng lăn rulo thì 1 lớp lăn thường đạt khoảng 60-70 micronm, do đó thường phải lăn 2 lớp mới đạt chiều dày trung bình để lên được màu và đạt tính năng bảo vệ.
Nếu thi công bằng máy phun chuyên dụng, độ dày có thể đạt mức 125-150 micronm thì không cần phải sơn lớp thứ 2.